Binh lực và kế hoạch Trận_phản_công_Staraya_Russa

Quân đội Liên Xô

Quân đội Liên Xô tham gia trận phản công trên hướng Staraya Russa được huy động lớn hơn trận phản công Soltsy trước đó. Nó bao gồm 3 tập đoàn quân của Phương diện quân Tây Bắc (cũ) và 1 tập đoàn quân của Khu phòng thủ Leningrad thuộc Phương diện quân Bắc:

  • Tập đoàn quân 11 do tướng V. I. Morozov chỉ huy. Thành phần còn lại sau trận phản công Soltsy gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 22 gồm các sư đoàn 180, 182 và 254
    • Quân đoàn bộ binh 24 gồm các sư đoàn 181, 183
    • Trực thuộc tập đoàn quân: Trung đoàn bộ binh 398 của Sư đoàn 118, các trung đoàn công nhân vũ trang 21 và 28.
    • Pháo binh: các trung đoàn hỗn hợp 264, 613, 614; các tiểu đoàn súng cối 111 và 698.
    • Thiết giáp: phần còn lại của các sư đoàn cơ giới 163 và 202, Trung đoàn mô tô 5 và Tiểu đoàn xe tăng độc lập 41.
  • Tập đoàn quân 27 do tướng N. E. Berzarin chỉ huy. Thành phần còn lại gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 65 gồm các sư đoàn 5, 23, 33 và 188
    • Trực thuộc tập đoàn quân: Sư đoàn bộ binh 84.
    • Thiết giáp: Quân đoàn cơ giới 21 gồm các sư đoàn xe tăng 42, 46 và Sư đoàn cơ giới 185.

Cả hai tập đoàn quân đều bị hao hụt quân số và vũ khí sau các chiến dịch phòng thủ liên tục từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 1941. Để tăng cường cho trận phản công này, STAVKA đã điều động cho Phương diện quân Tây Bắc các đơn vị lấy từ lực lượng dự bị mới thành lập và huy động cánh trái của Phương diện quân Bắc tham gia chiến dịch:

  • Tập đoàn quân 34 do tướng K. M. Kachanov chỉ huy mới được thành lập ngày 16 tháng 7 tại Quân khu Moskva. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 245, 259, 262 và 257.
    • Kỵ binh: Các sư đoàn 25 và 54.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 171 và 759.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn xe tăng độc lập 16 và 59.
  • Tập đoàn quân 48 (thuộc Phương diện quân Bắc) do trung tướng S. D. Akimov, được thành lập ngày 4 tháng 8 trên cơ sở Quân đoàn bộ binh 16 và khu phòng thủ Novgorod. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 16 gồm các sư đoàn 70, 128, 237.
    • Cụm phòng thủ Novgorod gồm Sư đoàn bộ binh 311, Sư đoàn công nhân vũ trang và Lữ đoàn súng máy 1.
    • Pháo binh: Trung đoàn hỗn hợp 541.
    • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 21.

Ngày 8 tháng 8, STAVKA ra mệnh lệnh số 00824 về mục tiêu nhiệm vụ trên hướng Leningrad. Phần nhiệm vụ của Phương diện quân Tây Bắc gồm có:

3- Tối 11 tháng 8, tập kết Tập đoàn quân 34 tại các vị trí phía Đông sông Lovat, đối diện với Kulakovo và Kolomna ở bờ Tây. Tiến hành các hoạt động trinh sát trên sông Lovat và Porus.4- Trọng tâm của cuộc tấn công nằm trong dải của Tập đoàn quân 34 và mở rộng sang cánh trái của Tập đoàn quân 11. Tập đoàn quân 48 sẽ phối hợp tấn công trên hướng Utorgosh - Peski. Sư đoàn 181 sẽ đảm nhận vị trí kết nối giữa cánh phải của Tập đoàn quân 34 và cánh trái của Tập đoàn quân 11Thời điểm tấn công được ấn định vào ngày 12 tháng 8

Các tướng N. F. Vatutin và M. V. Zakharov cho rằng họ có thể tấn công với tốc độ 15 km/ngày. Nguyên soái B. M. Shaposnikov, Tổng tham mưu trưởng Liên Xô coi tốc độ này là quá cao so với thực lực của quân đội. Ông chỉ thị yêu cầu chỉ duy trì tốc độ tấn công 4 đến 5 km/ngày và phải luôn chú ý bảo vệ chặt chẽ hai bên sườn. Một cụm xung kích được thành lập gồm các sư đoàn bộ binh 245, 257, 259, 262, Sư đoàn kỵ binh 254 và trung đoàn xe tăng 16 ở thê đội 1. Thê đội 2 gồm Sư đoàn kỵ binh 25 và trung đoàn xe tăng 59. Trong số các sư đoàn bộ binh có các sư đoàn 254, 257 và 262 được chuyển từ quân của NKVD với quân số chỉ từ 1.000 đến 1.500 người mỗi sư đoàn, hầu như không có vũ khí nặng.[3]

Quân đội Đức Quốc xã

Từ ngày 9 tháng 8, khi Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) chuyển vị trí tấn công lên hướng Kingisepp, Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) cũng dịch chuyển lên hướng Luga. Tập đoàn quân 16 (Đức) do thượng tướng Ernst Busch chỉ huy mở rộng chính diện cánh trái đến phía Tây hồ Ilmen. Binh lực quân Đức đối diện với các tập đoàn quân Liên Xô trên hướng Staraya Russa gồm có:

  • Quân đoàn bộ binh 10 do tướng pháo binh Christian Hansen chỉ huy đóng đối diện với Tập đoàn quân 11 (Liên Xô), thành phần bao gồm:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 30 và 290.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 610, 785, Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 818 và Tiểu đoàn súng cối độc lập 19.
    • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 667.
  • Quân đoàn bộ binh 2 do tướng Walter Graf von Brockdorff-Ahlefeldt chỉ huy đóng đói diện với Tập đoàn quân 34 (Liên Xô), thành phần bao gồm:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 12, 23 và 123.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 526, 603 và Tiểu đoàn súng cối độc lập 5.
    • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 666.
  • Quân đoàn bộ binh 1 do tướng Kuno-Hans von Both chỉ huy đóng đối diện với Tập đoàn quân 48 (Liên Xô), thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 11, 21 và 126.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 110, 782, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 37, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 47.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 600 và 659.
  • Cánh phải của Quân đoàn bộ binh 28 của tướng Mauritz von Wiktorin đóng tại Utorgosh:
    • Bộ binh: Sư đoàn 121
    • Pháo binh: Tiểu đoàn 2 của trung đoàn 72.

Sau khi đánh lui cuộc phản công của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) tại khu vực sông Shelon, thống chế Đức Wilhelm von Leeb nhận định trong Báo cáo số 1770/41 ngày 27 tháng 7 năm 1941:

Kẻ địch ở phía trước Tập đoàn quân 16 đã bị tiêu diệt. Tàn quân của nó đang phòng thủ tại phía Đông và phía Nam hồ Ilmen

Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức lại có đánh giá khác. Ngày 1 tháng 8, tướng Franz Halder, Tổng tham mưu trưởng lục quân Đức ghi nhận:

Tướng Bogasch điện báo: Trinh sát đường không đã phát hiện những hoạt động tăng cường trên các tuyến đường sắt hướng tới Staraya Russa. Tham mưu trưởng sư đoàn cho biết it nhất có khoảng 3 sư đoàn của đối phương được tập trung tại phía Nam hồ Ilmen

Tướng Erich von Manstein cũng nhận định rằng cuộc tấn công sắp diễn ra của quân đội Liên Xô vào Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) sẽ buộc cánh phải của Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) phải tạm dừng tấn công trên hướng Leningrad để quay sang cứu trợ cho Quân đoàn bộ binh 10 và cũng nhằm che đỡ cho sườn phía Tây của chính họ.